Hãy thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của bạn, đặc biệt là vào thời điểm bạn đang lên kế hoạch để mua một món đồ giá trị cao như oto hay đầu tư hoặc nếu bạn có thay đổi đáng kể về thu nhập hoặc chi phí. Nếu bạn để ý thì hầu hết những thông tin bạn cần đều nằm trong tầm tay của bạn. Khi bạn đánh giá tài chính của mình, hãy làm theo các bước sau đây để đảm bảo bạn đang đưa ra những quyết định sáng suốt và thông minh nhất để chuẩn bị cho tương lai.
Lập ngân sách hàng tháng
1. Cập nhật mức thu nhập của bạn
Để lên kế hoạch ngân sách tài chính hàng tháng, trước hết bạn phải xác định thu nhập của bạn bằng cách liệt kê thu nhập hàng tháng bao gồm tiền lương, lợi nhuận đầu tư, tiền trợ cấp hay bất kỳ nguồn tu nào khác, chẳng hạn như thu nhập của vợ/chồng cho những kế hoạch chung. Và nếu thuế thu nhập không được tự động trừ từ lương của bạn, hãy đưa nó vào bảng ngân sách như một khoản chi phí khác.
2. Ước tính chi phí của bạn
Cách tốt nhất để thực hiện bước này là theo dõi số tiền bạn chi tiêu trong một tháng. Để dễ dàng theo dõi chi tiêu, bạn hãy kiểm tra cá hóa đơn được cung cấp khi yêu cầu kiểm tra tài khoản như bảng sao kê thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, biên lai được gửi đến điện thoại. Phân loại chi phí thành chi phí cố định (loại chi phí sẽ không thay đổi từ tháng này sang tháng khác, như các khoản thanh toán tiền thuê nhà, bảo hiểm) và chi phí biến đổi (loại chi phí sẽ thay đổi tùy vào mức tiêu dùng của bạn đối với nhu cầu thực phẩm hoặc giải trí). Nếu chi phí của bạn thay đổi đáng kể mỗi tháng, vậy hãy ước tính chi phí hàng tháng bằng cách chia trung bình tổng từng loại chi phí trong 3 tháng gần nhất.
3. Tìm ra sự khác biệt
Khi bạn đã tính tổng được thu nhập và chi chí hàng năm của mình, hãy lấy tổng thu nhập trừ tổng chi phí để tìm ra được sự khác biệt. Đó là một phép tính đơn giản nhưng lại có thể tiết lộ nhiều điều về thói quen tiêu dùng của bạn. Nếu kết quả là một số dương, vậy chúc mừng bạn vì bạn đang chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được. Nếu đó là một số âm, vậy mức chi phí của bạn đang cao hơn thu nhập hiện có của bạn và bạn sẽ phải cắt giảm chúng để bắt đầu cân đối lại cuộc sống của mình.
4. Theo dõi thu chi thực tế và điều chỉnh nếu cần
Lập ngân sách chỉ là bước đầu tiên, theo dõi thu nhập và chi hàng hàng của bạn để đảm bảo rằng bạn đang luôn theo sát tình trạng tài chính của mình. Có thể bạn sẽ mất một thời gian để tìm ra mức cân bằng phù hợp với bản thân.
Xây dựng Quỹ khẩn cấp
Sau khi lập ngân sách, điều quan trọng là bạn phải bảo vệ số tiền tiết kiệm cho tương lai. Bạn có quỹ riêng trong trường hợp cần một khoản chi phí lớn cho dự án bất ngờ nào đó không? Xây dựng một quỹ khẩn cấp có chuẩn bị sẵn chi phí sinh hoạt từ ba đến sáu tháng là chìa khóa cho một nền tảng tài chính an toàn. Khi đánh giá lại tình hình tài chính cá nhân, hãy tính toán chính xác khoản tiết kiệm để đảm bảo quỹ khẩn cấp của bạn luôn chuẩn bị sẵn sảng để xử lý bất kỳ chi phí bất ngờ nào.
Quản lý Nợ
Cho dù bạn đang bận rộn làm việc để thanh toán các khoản nợ thế chấp hay nợ tín dụng, hãy dành thời gian để đánh giá và đưa ra cách trả nợ hiệu quả nhất. Quản lý nợ nần hay chính xác là tổng số tiền bạn đang vay sẽ giúp bạn nắm bắt tốt hơn sức khỏe tài chính. Giảm các khoản thanh toán là một bước quan trọng để cải thiện phúc lợi tài chính của bạn.
Nguồn: Practical Money Skills
Leave a Reply